» » Xe đạp điện phải chấp hành đội mũ bảo hiểm

Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm


Ngày nay, việc đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông ở nước ta vẫn chưa được chấp hành nghiêm ngặt. Vì thế, cần quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng sử dụng phương tiện này đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Mặc dù việc xử phạt người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đã được quy định trong Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên giới học sinh, sinh viên đã không ý thức được điều này. Việc vi phạm vì thế diễn ra thường nhật, bất chấp mọi nguy cơ tai nạn giao thông.

Không đội mũ - diễu võ dương oai

Có mặt tại một số điểm trường THPT tại Hà Nội như Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Chu Văn An…vào giờ tan học không khó để thấy tất cả trường hợp học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Hàng tốp xe cứ giăng hàng hai, hàng ba nối đuôi nhau tỏa đi các phố phường. Khi được hỏi về sự vi phạm ấy, một học sinh trường THPT Trần Phú cho biết : Trong lớp những bạn nào đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm đều bị coi là "ếch ộp”, thậm chí bị tẩy chay. Không bạn nào đội, tất dẫn đến cả lớp, cả trường không đội. Bạn nào chẳng may bị công an giao thông "hỏi thăm”, thì nộp phạt, rồi mai đi tiếp. "Số bạn đi xe đạp điện ở lớp chiếm một nửa. Chẳng ai đội mũ, vấn đề quan trọng là xe có đẹp hay không, tốc độ của xe thế nào”.

Vì xe đạp điện không được phép để trong trường, cho nên học sinh thường để xe tại các điểm trông giữ và tại đó việc học sinh có đội mũ bảo hiểm hay không, chưa bao giờ bị người trông xe nhắc nhở. Chiều mát, các bạn nam còn đua xe đạp điện, thứ phương tiện ngày được một "nâng cấp” để tăng thêm sức mạnh.

Tại Điểm i, Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 34 của Chính phủ quy định, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ. Mặc dù luật đã rõ ràng, thậm chí nhà trường đã tuyên truyền phổ biến, song hầu hết các học sinh đều sử dụng mũ bảo hiểm, vì một thứ "mốt” đã trở thành trào lưu trong giới. Nhiều học sinh cho biết: Các bạn đều biết tuyến đường nào có công an, do vậy việc tránh né đã và đang trở thành "liều thuốc” mạnh kích thích. Có nhiều bạn luồn lách trong ngõ để "né” công an mất 1 - 2 tiếng mới về tới nhà. Ngày mai thông báo lại để các bạn khác "học hỏi”. Câu chuyện ấy đã trở thành đề tài "muôn thuở”.

Trong đợt ra quân cao điểm xử lý học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm tháng 3 vừa qua của Phòng CSGT CATP Hà Nội, trong vòng chưa đầy 1 tuần, lực lượng CSGT đã xử phạt gần 700 trường hợp. Tuy nhiên, vi phạm đang ngày một tái diễn và trở nên nghiêm trọng.


Hàng trăm trường hợp bị xử phạt, nhưng người điều khiển xe đạp điện vẫn ‘quên’ mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.


Dù bị nhắc nhở và xử phạt, nhưng các em học sinh vẫn 'đầu trần' đi trên phố


Sau 1 thời gian triển khai vận động, tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội MBH vẫn còn… phổ biến

Buông lỏng công tác quản lý

TS Dương Đại Hà (Bệnh viện Việt Đức) cho biết: Tại Bệnh viện này, 86% số ca chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, trong số đó tai nạn xe máy chiếm 75%, tỷ lệ tử vong do chấn thương nặng nếu không có mũ bảo hiểm là 33,8%, cao gấp 3 lần người có mũ bảo hiểm.

Cũng theo TS Hà, hiện nay tuy chưa có thống kê đầy đủ về số người bị tai nạn do không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, nhưng với tốc độ của xe có thể lên tới 40km/giờ, thì tai nạn nghiêm trọng rất dễ xảy ra, nhất là với học sinh - sinh viên chưa nhiều kinh nghiệm khi điều khiển phương tiện giao thông. Do vậy, việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện cần phải bắt buộc.

Vậy trách nhiệm thuộc về nhà trường hay trách nhiệm thuộc về phía công an giao thông? Trong nhiều năm qua, "bộ đôi” trên luôn "đổ lỗi” quanh, với lý do khó ràng buộc. Cụ thể, nhà trường cấm nhưng bố mẹ cho phép. Công an xử lý vi phạm hành chính nhưng tính răn đe của nhà trường không cao nên dẫn đến tái phạm. Nói như nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân: "Một nguyên tắc để quản lý nhà nước đó là không chấp nhận công khai vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta khẳng định việc học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm pháp luật nhưng lại không xử lý thì chắc chắn tình hình vi phạm sẽ tiếp diễn ngày một xấu hơn. Vậy trách nhiệm của cơ quan chức năng đến đâu khi hằng ngày, trong nhiều năm qua, học sinh vẫn vi vu trên đường trong màu áo đồng phục bất chấp quy định cấm”.

Sự quản lý đang bị buông lỏng. Nhà trường hiểu, thầy cô hiểu, công an giao thông hiểu… nhưng học sinh "không hiểu”.

About Thu Hà

Với tốc độ phát triển dân số hiện nay, thị trường bách hóa vẫn là một thị trường nhiều tiềm năng với nhu cầu mạnh mẽ. Các cửa hàng bách hóa nhỏ lẻ, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, các siêu thị… liên tục mọc lên. “Bách hóa online – Nơi hội tụ, cung cấp thông tin hữu ích khi bạn cần”.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply