» » 'Vừa nắn vừa buông' khi trẻ nói bậy dễ hay khó?

Trẻ em nhanh bắt chước nhưng cũng mau quên, mau từ bỏ một thói quen xấu nào đó nếu đứa trẻ nhận thức được là không nên tiếp tục nói hay làm điều ấy nữa.

Bắt đầu năm học mới được vài ngày, bé nhà tôi bắt chước bạn bè nói bậy rất nhiều. Ban đầu, vợ chồng tôi khuyên nhủ, con chỉ vâng dạ, hứa sẽ không nói như vậy nữa, nhưng rồi được 2-3 ngày, mọi chuyện lại lặp lại. Đáng lo hơn là đứa thứ 2, đang tuổi tập nói đã bắt chước theo những gì chị nói nên vợ chồng tôi phải nghĩ cách “chỉnh” ngay.

Đầu tiên, chúng tôi nhỏ nhẹ phân tích cho con nghe là nói như thế rất hư, các cô giáo và bạn bè tốt sẽ không còn yêu bé nữa. Những đứa trẻ ngoan được nhiều người yêu mến là những đứa trẻ không nói hư như vậy.


Chúng tôi thực hiện nhiều biện pháp, “vừa nắn vừa buông” 
để bé hiểu và không dám nói bậy nữa. Ảnh minh họa: Internet

Tiếp theo, chúng tôi tăng cường đọc các câu chuyện phù hợp với lứa tuổi cho con nghe. Thông qua câu chuyện, chúng tôi sẽ khen những đứa trẻ nói năng lễ phép, biết nói lời hay và chê những trẻ nói năng hỗn xược, nói bậy với mọi người.

Song song với việc đọc truyện, vợ chồng cho con xem phim thiếu nhi để bé thấy hậu quả mà các bé chưa ngoan phải nhận. Biết con sợ cô giáo chủ nhiệm nên chúng tôi cảnh cáo nếu bé tiếp tục nói bậy, bố mẹ sẽ báo cho cô giáo.

Cùng lúc, chúng tôi thực hiện nhiều biện pháp, “vừa nắn vừa buông” nên bé đã hiểu, sợ và không dám nói bậy nữa; thậm chí nếu đứa con thứ 2 chợt nhớ từ tục tĩu gì đó và nói, bé liền nhắc em không được nói vậy.

Làm thế nào dạy con ngoan không nói bậy?

Xem việc vệ sinh hàng ngày của bé là điều hiển nhiên. Nếu bạn nhăn mũi mỗi khi thay tã cho bé hoặc thì thầm những từ lóng khi bé ị, không có gì ngạc nhiên là bé nhanh chóng hiểu rằng chức năng bài tiết của cơ thể và những cụm từ được dùng để miêu tả hay liên quan đến các hoạt động này sẽ thu hút được sự chú ý.

Luôn tự nhắc bản thân là mọi việc hoàn toàn bình thường khi bé hai tuổi đang trong quá trình tập luyện tự đi vệ sinh cảm thấy hứng thú với cơ thể. Nếu bạn không biểu lộ quá nhiều khi làm vệ sinh cho bé, mọi việc sẽ diễn ra tự nhiên.

Nghiêm túc khi bé nói bậy

Khi bé phát ra một từ chửi thề hoặc những từ liên quan đến chuyện đi vệ sinh, bạn không nên cười, điều này sẽ khiến bé cảm thấy thú vị và chắc chắn lặp lại hành động đó một lần nữa. Khả năng khiến người lớn cười hoặc giận hoặc buồn là một điều thôi thúc thật sự mạnh mẽ khi trẻ còn nhỏ.

Thay thế bằng những phương án vui nhưng “sạch sẽ”

Nếu bé nói to một từ mới không hay hoặc khẽ hát từ đó, bạn có thể thuyết phục bé thay thế bằng một từ mới khác cũng thú vị không kém hoặc một bài hát vui. Bạn có thể thay bằng một từ có cách phát âm gần giống với từ không thích hợp. Nếu bé thiếu những từ ngữ thích hợp để biểu lộ sự giận dữ, bạn có thể khuyến khích bé hét to lên: “Con giận” hoặc “Con bực mình”.

Lập ra giới hạn
 
Nếu bé liên tục nói bậy một hoặc hai lần, bạn cần vạch ra cho bé vài giới hạn. Quan trọng là bạn nên làm việc này một cách bình tĩnh, không nên nổi giận với bé, nếu không mỗi lần giận dữ, bạn sẽ khiến bé lầm tưởng rằng bạn đang quan tâm bé nhiều hơn.

Nếu đó là một từ do bé nghĩ ra, cho bé biết không có vật nào như thế và bạn không hiểu bé đang nói gì. Đối với những từ chửi thề do người lớn nói, bạn không nên giải thích chúng có nghĩa gì và tại sao những từ đó không thể chấp nhận được, chỉ cần nói rõ cho bé hiểu bằng một giọng điệu nghiêm túc: “Chúng ta không được phép nói từ này”.

Đừng đáp ứng nhu cầu của bé

Nếu bé nói bậy vì bé muốn một thứ gì đó, nên chắc rằng việc đó không đạt được kết quả. Sẽ không hay khi bạn nói: “Lần sau con không được nói vậy, nhưng lần này mẹ sẽ mua kem cho con” vì các bé hai tuổi không đủ phức tạp để tự nghĩ ra những từ này. Bạn cần suy nghĩ kỹ xem bé đã bắt chước ai.

Dạy con ngoan biết tôn trọng
 
Bạn không nên bỏ qua khi bé nói những từ không hay với các bạn khác. Nên hỏi bé cảm thấy thế nào nếu một ai đó gọi bé là “đồ đầu đất” chẳng hạn. Những từ nói lóng sẽ không được phép ở trường mẫu giáo, khu vui chơi hoặc tại nhà của bạn cùng chơi, hoặc tại bàn ăn của ông bà. Giải thích cho bé biết tại sao những từ đó lại làm tổn thương cảm nhận của người khác và cách nói đó không được phép. Bé vẫn đang tiếp tục học cách cảm thông và có thể sẽ không nhớ về người khác, nhưng bé vẫn cần biết hành động của bé có ảnh hưởng như thế nào đối với họ.

Cẩn thận lời nói của bạn

Chắc chắn có sự khác nhau giữa cách hành xử giữa bé và người lớn, nhưng nếu bé thường xuyên nghe bạn chửi thề trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, sẽ rất khó thuyết phục bé không được nói như thế. Nếu bé bắt chước những gì bạn đã nói, bạn nên thừa nhận mình không nên nói vậy và làm bé xao lãng với một câu chuyện hoặc một bài hát và dặn lòng là bạn sẽ không dùng những từ đó nữa.

About Thu Hà

Với tốc độ phát triển dân số hiện nay, thị trường bách hóa vẫn là một thị trường nhiều tiềm năng với nhu cầu mạnh mẽ. Các cửa hàng bách hóa nhỏ lẻ, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, các siêu thị… liên tục mọc lên. “Bách hóa online – Nơi hội tụ, cung cấp thông tin hữu ích khi bạn cần”.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply