Hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.
Nhiều người cho rằng ăn hoa quả tươi tốt hơn, một số người khác thì lại cho rằng uống nước ép hoa quả thì tốt hơn. Vậy đâu là cách tốt nhất?
Theo các nhà dinh dưỡng, việc bổ sung vitamin và các chất chống oxy hoá là rất cần thiết cho sức khỏe, nhất là trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư...Việc bổ sung nhiều hơn các loại rau, hoa quả trong thực đơn hàng ngày đã trở thành bí quyết cho sức khỏe của on người.
Khi ăn rau, hoa quả, cơ thể bạn không chỉ được bổ sung nước cùng vitamin C, đường gluco mà còn được bổ sung các chất xơ. Đường từ trái cây được hấp thu chậm giúp quá trình điều tiết lượng insulin trong cơ thể được diễn ra một cách từ từ, giúp nồng độ gluco trong máu ổn định hơn.
Tác dụng khi ăn hoa quả
Khi ăn hoa quả, cơ thể được bổ sung vitamin và khoáng chất, đường glucô cùng với chất xơ. Đường cung từ hoa quả sẽ được hấp thu chậm, giúp cho lượng insulin trong cơ thể được tiết ra từ từ để giữ nồng độ glucô trong máu được ổn định, khiến con người khoan khoái hơn.
Ngoài ra, khi ăn hoa quả, chất xơ sẽ góp phần điều hòa các chất hydrocacbon và sự tiêu hóa của đường ruột. Chất xơ trong hoa quả có nhiều tác dụng:
Chống táo bón: Chất xơ không bị các men tiêu hóa phân hủy sẽ hấp thu nước làm mềm phân, kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột làm phân được tống ra ngoài dễ dàng, đóng vai trò chống táo bón bằng phương pháp cơ học.
Giảm bệnh sỏi mật: Chất xơ góp phần loại bỏ các axít mật đi qua ruột, tránh hình thành sỏi mật, đồng thời giữ lại muối mật, buộc cơ thể phải sản xuất muối mật bằng cách sử dụng lượng cholesterol trong máu, từ đó hạn chế tình trạng tăng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giảm béo phì: Nhờ lưu giữ được chất bổ trong quá trình tiêu hóa và giải phóng từ từ, từ đó tránh việc hấp thu quá nhanh các chất dinh dưỡng để cơ thể dư thừa phải biến thành mỡ dự trữ ở các mô mỡ gây nên tình trạng béo phì.
Tác dụng của nước ép hoa quả
Việc uống nước ép rau quả giúp cơ thể hấp thu nhanh hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bổ sung chất bổ dưỡng. Nước ép từ các loại hoa quả chọn theo nhu cầu luôn tốt hơn các loại nước đóng hộp và các loại nước ngọt khác. Vì thế, nên tự ép lấy nước trái cây dùng trong gia đình.
Việc ăn trái cây tươi sẽ có lợi lâu dài cho sức khỏe, tránh được các bệnh như béo phì, tim mạch, ung thư… Tuy nhiên, khi cơ thể cần bổ sung nhanh chất bổ dưỡng thì nước ép từ rau quả là cách bổ sung tốt nhất.
Cách sử dụng và thời gian dùng nước ép trái cây
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thời gian phù hợp nhất để nước ép trái cây phát huy tối đa tác dụng là sau bữa ăn, hay ngay sau khi bạn trải qua những việc nặng nhọc, căng thẳng.
Không nên uống nước ép vào buổi sáng sớm, khi đói bụng, hay trước bữa ăn. Bởi một số loại quả chứa lượng nhỏ axit, axit này sẽ phản ứng dữ dội với dịch dạ dày gây đau bụng, bụng trướng, khó chịu, chán ăn.
Không nên hâm nóng nước ép trái cây
Vitamin C trong nước ép trái cây là nhân tố giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, vitamin C lại rất dễ bị biến chất hoặc bay hơi khi gặp nhiệt độ cao. Do vậy, đừng hâm nóng nước ép trái cây để có thể tận dụng triệt để nguồn vitamin C tự nhiên quý giá này.
Không uống nước ép trái cây lạnh
Chúng ta thường dùng nước ép hoa quả để lạnh. Điều này không nên. Mặc dù nước ép hoa quả có thể giữ được hương vị trong tủ lạnh lâu hơn khi để ở bên ngoài môi trường nhưng nó sẽ làm cho dưỡng chất. Vì thế, bạn nên uống ngay tức thì sau khi xay hoặc ép.
Không nên pha trộn sữa với nước ép trái cây
Hàm lượng axit tartaric trong hoa quả sẽ phản ứng với protein trong sữa, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ. Do đó, tốt nhất nên tách biệt hai loại, thời gian uống nên cách nhau từ 30 phút đến 1 giờ là tốt nhất.
Nên kết hợp rau củ các loại
Nước trái cây thường có hàm lượng đường cao và ít chất xơ hơn là hoa quả nguyên trái, do vậy chúng ta nên kết hợp với nhiều loại đa dạng những loại hoa quả tươi để làm nước ép nhé. Đây là thứ nước uống tuyệt vời nhất giúp bồi bổ cho cơ thể, ngăn ngừa được nhiều bệnh và có một sức khỏe cân bằng, toàn diện.
Không có nhận xét nào: